[Mac-LeNin] On tap chinh tri tong hop Triet Hoc P2
PHẦN B:
TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
Câu
1:Hãy nêu và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lê nin. Từ đó rút ra ý
nghĩa phương pháp luận của nó?
1.1 Khái niệm triết học:
Triết
học là hệ thống những quan điểm, quan niệm chung nhất của con người về thế giới
“tự nhiên, xã hội”. Và về vị trí, vai trò của con người đối với thế giới.
1.2 Định nghĩa vật chất của Lê Nin
Vị trí: Phạm
trù vật chất là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng. suy ra nền
tảng của chủ nghĩa duy vật chính là biện chứng
1.2.1 Một
số quan niệm duy vật về vật chất trong lịch sử triết học
v Thời kì cổ đại:
o
Phương
Đông: Triết học Trung Quốc bao gồm 2 yếu tố âm
- dương và tạo ra 5 yếu tố ngũ hành :Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tương sinh tương
khắc chúng tạo ra.
o
Phương
Tây:
Trong triết học Hy Lạp thì quan điểm của:
+
Talet cho rằng vật chất
là nước.
+
Theo Amaximen thì cho
vật chất là không khí.
+
Theo Heraclítcho VC
là lửa.
+
Theo Đê-mô-crit cho
VC là nguyên tử.
v Thời kì cận đại:
o
Vật chất là nguyên tử phần tử nhỏ nhất
không thể phân chia.
o
Quan điểm của Niu Tơn cho rằng: Vật chất
là khối lượng. Khối lượng là bất biến, không thay đổi trong quá trình chuyển động.
o
Cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỉ 20: Vật lý học
vi mô và thế giới vĩ mô đặc biệt phát
triển mang lại hàng loạt những phát minh mới về vật chất đó là:
+
Năm
1895:
Nhà vật lý học người Đức là Rơn-ghen phát hiện ra tia X.
+
Năm
1896:
Nhà vật lý học người Pháp là Béc-cơ-ren tìm ra hiện tượng phóng xạ.
+
Năm
1897:
Nhà vật lý học người Anh là Tôm-xơn tìm ra điện tử và chứng minh điện tử là
thành phần cấu tạo nguyên tử.
+
Năm
1901:
Nhà vật lý học người Đức là Kauphman phát hiện ra hiện tượng khối lượng vật chất
tăng. Khối lượng điện tử tăng khi vận tốc chuyển động của điện tử tăng.
1.2.2 Định
nghĩa vật chất của Lê nin
1.2.2.1
Hoàn cảnh
ra đời:
-
Chủ nghĩa duy tâm tấn công chủ nghĩa duy vật
xung quanh phạm trù vật chất.
-
Các nhà vật lý vi mô bị rơi vào sự khủng
hoảng trước những phát minh vật lý của mình.
1.2.2.2
Phương
pháp định nghĩa:
-
Khi định nghĩa vật chất theo nghĩa triết học
Lê Nin đã áp dụng công thức hoàn toàn mới đối lập giữa vật chất và triết học
thông qua đó giải quyết vấn đề về triết học.
1.2.2.3
Nội
dung định nghĩa vât chất của Lê nin:
Trong
tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” 1906 - 1909 Lê
Nin đã đưa và định nghĩa về “vật chất” như sau: Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác.
1.2.2.4
Phân
tích định nghĩa:
a.
Vật chất
là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác.
-
Vật chất là phạm trù triết học định nghĩa
theo nghĩa triết học. Nghĩa triết học là nghĩa chung nhất, khái quát nhất, rộng
nhất của toàn bộ hiện thực chứ không phải được hiểu theo nghĩa thông thường.
-
Vd: cái ‘ Bàn’ theo nghĩa thông thường là làm bằng
gỗ dùng để đặt đồ vật lên. Cái bàn theo nghĩa triết học( bao gồm nghĩa thông
thường và nghĩa triết học) là bất cứ cái gì dùng để đặt đồ vật lên trên đều được
gọi là cái bàn, có dùng bằng sắt, gỗ, nền nhà,…
-
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan “hiện thực khách quan, thế giới khách quan”, được đem lại
cho con người trong cảm giác. Điều đó có nghĩa là:
-
Vật chất bao gồm tất cả các sự vật, hiện
tượng, quan hệ, quá trình v.v.. tồn tại
xung quanh chúng ta, độc lập với ý thức của chúng ta và khi tác động lên các
giác quan thì có khả năng sinh ra cảm giác.
-
Vd:
gói xôi 5k và 10k, cục phấn khi sờ thì thấy cứng còn khi viết thì thấy mềm.
-
Thực tại khách quan hay chính là: Vật chất
là cái có trước, cảm giác, ý thức là cái có sau do thực tại khách quan do vật
chất quyết định.
=> Định nghĩa vật chất của Lê Nin giải quyết
được mặt thứ nhất của vấn đề triết học. Trả lời được câu hỏi vật chất hay ý thức
cái nào có trước cái nào có sau cái nào quyết định cái nào.
b.
Cảm
giác chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan ấy điều đó có nghĩa
là:
-
Cảm giác có giá trị như là bản sao về
nguyên bản là thực tại khách quan hay tư duy ý thức của con người chẳng qua là
sự phản ánh hiện thực khách quan.
-
Con người là có khả năng nhận thức được thế
giới khách quan.
ð Đến đây
định nghĩa vật chất của Lê nin đã giải quyết được mặt thứ 2 của vấn đề cơ bản của
thực tại đó là trả lời câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới
quan hay không.
c.
Sự tồn
tại của thực tại khách quan là không phụ thuộc vào cảm giác.
-
Có nghĩa là sự tồn tại của vật chất không
lệ thuộc vào cảm giác nghĩa là ở vật chất độc lập với ý thức, sự tồn tại của vật
chất là khách quan.
-
Lê nin đã khẳng định lại tính khách quan của
vật chất để từ đó phân biệt nó với ý thức.
1.2.2.5
Kết luận:
-
Như vậy từ sự phân tích trên có thể khẳng
định rằng định nghĩa vật chất của Lê Nin bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:
-
Vật chất – cái tồn tại khách quan bên
ngoài ý thức không phụ thuộc vào ý thức.
-
Vật chất – cái gây nên cảm giác ở con người
khi bằng cách nào đó (trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên cảm giác của con
người.
-
Vật chất – cái mà cảm giác, tư duy, ý thức
của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
1.3 Ý
nghĩa phương pháp luận: (trang 71, 1 điểm)
-
Định nghĩa vật chất của lê nin đã giải đáp
1 cách khoa học về vấn đề cơ bản của triết học và phê phán những quan điểm sai
lầm của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo về vật chất cũng như bác bỏ thuyết không thể
biết.
-
Định nghĩa vật chất của lê nin đã tiếp thu
có phê phán những quan điểm đúng của CN duy vật trước đây đồng thời khắc phục
những thiếu sót hạn chế của nó và nó có ý nghĩa về mặt thế giới quan, phương
pháp luận đối với khoa học cụ thể khi nghiên cứu vật chất.
-
Định nghĩa vật chất của lê nin đã cho phép
xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội để có thể giải thích nguồn gốc,
bản chất, các qui luật khách quan của xã hội.
-
Định nghĩa vật chất của lê nin đã mở đường
cho các nhà khoa học nghiên cứu thế giới vô cùng vô tận.
Câu
2: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định, ý nghĩa phương
pháp luận và vận dụng thực tiễn.
2.1
Khái niệm
triết học:
Triết
học là hệ thống những quan điểm, quan niệm chung nhất của con người về thế giới
“tự nhiên, xã hội”. Và về vị trí, vai trò của con người đối với thế giới.
2.2
Nội
dung cơ bản:
2.2.1 Vị
trí quy luật:
Là
quy luật cơ bản thứ 3 của phép biện chứng duy vật nó vạch ra rõ khuynh hướng của
sự phát triển.
2.2.2 Khái
niệm:
Phủ
định hiểu theo nghĩa chung nhất là sự thay thế, sự chuyển hóa giữa các sự vật
và hiện tượng của thế giới khách quan.
2.2.3 Phân
loại:
-
Phủ định mang tính chất tự phát, phủ định
siêu hình ngẫu nhiên hoặc do những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến sự chuyến hóa
– sự xuất hiện cái mới.
-
Ví dụ: nghiền
nát một hạt thóc, xéo chết một con sâu, tác hại của thiên nhiên đối với con người
và sinh vật nói chung v.v..
-
Đó là sự phủ định do sự tác động ngẫu
nhiên chứ không do nguyên nhân bên trong, việc giải quyết những mâu thuẫn bên
trong các sự vật, hiện tượng và nó không bao hàm sự kế thừa, không có yếu tố của
sự phát triển.
a. Phủ định
biện chứng: Là sự
phủ định do việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng
là xuất hiện cái mới. Trong đó, yếu tố kế
thừa làm tiền đề, điều kiện cho cái mới.
-
Vd: con
người sinh ra , lớn lên, già , chết đi đó là theo quy luật của tự nhiên ( chết
vì bị ung thư máu, ung thư vú).
b. Phủ định
siêu hình: Do những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến sự
chuyển hóa tạo nên sự xuất hiện của cái khác. Do đó là sự phủ định do sự tác động
ngẫu nhiên chứ không phải là do nguyên nhân bên trong, không bao hàm sự kế thừa,
không có yếu tố của sự phát triển.
-
Vd: chết
do tai nạn giao thong, ung thư ổi do hút thuốc lá nhiều.
2.2.4 Tính
chất: Phủ định biện chứng có 2 tính chất
-
Tính
khách quan:
Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng đều là kết quả của quá trình giải
quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng theo những quy luật
khách quan vốn có của nó. Vì vậy, nó có tính khách quan.
-
Ví dụ:
sự xuất hiện các học thuyết khoa học ngày càng phát triển cao hơn, đều là kết
quả của quá trình phủ định trong sự hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.
-
Tính kế
thừa
là sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch
trơn, đoạn tuyệt với cái cũ, mà là cái mới xuất hiện trên cơ sở cái cũ, bao hàm
tính kế thừa với cái cũ. Yếu tố kế thừa của cái mới đối với cái cũ, không phải
là sự kế thừa tất cả nguyên vẹn, mà chỉ kế thừa những mặt tích cực nhất của cái
cũ và thay đổi cho phù hợp trật tự cái mới( sự kế thừa mang tính tích cực).
2.2.5 Nội
dung phủ định của phủ định:
-
Trong sự vận động và phát triển mang tính
chất vô tận của thế giới, đều thông qua phủ định biện chứng, cái mới phủ định
cái cũ và cái mới này lại bị cái mới sau phủ định. Sự vật cũng vận động thông
qua những lần phủ định như thế, tạo ra khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao
theo đường xoáy ốc.
-
Đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng
của sự phát triển như: tính kế thừa, tính
làm lại, tính phát triển, mỗi vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự
phát triển từ thấp đến cao.
-
Hình ảnh xoáy ốc, trôn ốc đều được.
-
Trong các sự vật luôn bao gồm 2 mặt, mặt
khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt này vừa thể hiện khẳng định sự tồn tại,
nhưng đồng thời lại bao hàm khả năng sự biến đổi và chuyển hóa.
-
Từ khẳng định đến phủ định và phủ định cái
phủ định, đó là quá trình xuất hiện cái mới dường như quay lại cái cũ nhưng
trên cơ sở cao hơn.
-
Ví dụ: Hàng ngàn, hàng triệu hạt lúa giống
nhau đem xay nấu chín -> thành rượu -> và biến mất đi
-
Vd:Theo
Ăng ghen: hàng ngàn , hàng triệu hạt lúa giống nhau đem xay, nấu chín, làm rượu
rồi tiêu dùng đi (PĐSH). Một hạt lúa trong hàng ngàn hàng triệu hạt lúa giống
nhau gặp điều kiện thích hợp, với môi trường thích hợp về độ ẩm, nhiệt độ dẫn đến
sự nảy mầm, lớn lên và trở thành cây lúa ( PĐBC).
2.2.6 Kết
luận:
-
Như vậy, phủ định của phủ định là sự phủ định
lần thứ nhất tạo ra mặt đối lập với cái ban đầu, sự phủ định lần thứ 2 (hoặc
nhiều hơn) lại tái hiện lại những đặc điểm cơ bản của cái ban đầu nhưng cao hơn
và hoàn thiện hơn cái ban đầu. Đó là quá trình phủ định của phủ định, nó xuất
hiện với tính cách là tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được phát triển từ
trước thông qua những chu kỳ vận động nhất định của hiện thực khách quan nói
chung.
-
Sự phát triển của sự vật, thông qua những
lần phủ định biện chứng, tạo thành khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật
và hiện tượng từ thấp đến cao 1 cách vô tận theo đường xoáy ốc.
2.2.7 Ý
nghĩa
-
Khi phân tích nội dung qui luật phủ định của
phủ định trước hết phải phân biệt phủ định biện chứng và PĐ tự phát ngẫu nhiên.
-
Phải có quan điểm đúng đắn về cái mới, cái
mới với tư cách là tiêu chuẩn của sự phát triển.
-
Quá trình phát triển là sự thống nhất giữa
cái mới và cái cũ, sự chuyển hóa giữa cái mới và cái cũ. Cho nên cần phân biệt
cái gọi là “mới” nhưng thực chất là biến dạng của cái cũ.
-
Phê phán phủ định siêu hình của sự phủ định.
Đó là phủ định sạch trơn cái cũ, kế thừa nguyên vẹn cái cũ.
2.2.8 Vận
dụng vào thực tiễn
-
Cái xấu sẽ cải thiện và giản bớt cải thiện
thành cái mới
-
Thương người như thể thương thân.
Câu 3: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức. Từ đó phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này?
3.1 Khái niệm triết học:
Triết học là hệ thống những quan điểm, quan niệm chung nhất
của con người về thế giới “tự nhiên, xã hội”. Và về vị trí, vai trò của con người
đối với thế giới.
3.2 Vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức:
3.2.1 Khái niệm thực tiễn:
Là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính lịch sử cụ thể
xã hội của con người, nhằm cải tạo hay biến đổi thế giới khách quan.
3.2.2 Kết cấu: Gồm có ba hình thức cơ bản:
-
Hoạt động thực tiễn lao động sản xuất ra của cải,
vật chất – là quá trình con người sáng tạo ra những công cụ lao động làm biến đổi
giới tự nhiên, xã hội.
-
Hoạt động thực tiễn đấu tranh xã hội – được coi là hình thức cao nhất của thực tiễn được thể hiện chủ yếu trong
quan hệ giai cấp, dân tộc quá trình đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.
-
Hoạt động thực nghiệm khoa học – quan sát
thiên văn, du hành vũ trụ.
-
Đặc biệt của thực tiễn: diễn ra trong môi
trường nhân tạo.
-
Trong đó hoạt động thực
tiễn lao động sản xuất ra của cải, vật chất là hoạt động quan trọng nhất.
3.2.3 Vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức:
a. Thực tiễn là cơ sở của
nhận thức:
-
Có nghĩa là nhận thức
phải xuất phát từ thực tiễn từ hiện thực khách quan, chỉ có hiện thực khách
quan mới cung cấp được cho nhận thức những tài liệu chân thực, đúng đắn
-
Vd: khi đánh giá 1 con người, nhìn nhận vào việc làm
b. Thực tiễn là động lực
của nhận thức:
Thực tiễn thúc đẩy nhận thức phát triển, thực tiễn không
đứng yên mà thực tiễn luôn luôn vận động, trong quá trình vận động nó bộc lộ những
thuộc tính mới, những sự vật mới, những nhiệm vụ mới, những yêu cầu mới, thúc đẩy
nhận thức con người phát triển để theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cao nhất của nhận thức không phải dừng lại để
mà nhận thức mà là để thống trị sự vật, nghĩa là làm chủ sự vật.
Vd: học không chỉ đơn
giản là để biết mà học còn để làm việc, để cải tạo thế giới, hội nhập cộng đồng,
để làm chủ mình.
d. Thực tiền là tiêu
chuẩn để kiểm tra chân lý:
-
Khái niệm chân lý: chân lý là nội dung những tri thức
đúng phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiền kiểm nghiệm. chân lý
không có sẵn mà do con người phát hiện ra -> chân lý mang tình khách quan.
-
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý vì: thực tiễn là
cơ sở để phát hiện và tìm kiếm chân lý. Vd: những bệnh dịch mới của con người
và động vật.
-
Thực tiễn là khách quan: có những cái trong nhận thức
đúng ra thực tiễn nó sai. Có những cái trong thực tiễn đúng ra nhận thức nó
sai.
-
Biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, nhận thức thực
tiễn khách quan. Khi nói về điều này Lê nin nói như sau: phải đi từ trực quang
sinh động đến tư duy trừu tượng và đi từ tư duy trừu tưởng đến trực quang sinh
động. đó là con đường của nhận thức chân lý, nhận thức khách quan.
3.2.4 Ý nghĩa:
-
Phê phán những quan
điểm duy tâm, siêu hình về nhận thức. Không nên tuyệt đối hóa một giai đoạn nào
của quá trình nhận thức, mà phải thấy được sự thống nhất biện chứng các giai đoạn
của nhận thức. Khẳng định vai trò quyết định của thực tiễn đối với nhận thức.
3.2.5 Phê phán quan điểm
sai lầm về vấn đề này
-
Nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận với thực tiễn ( nguyên tắc cơ bản của triết học M-LN)
-
Vai trò quyết định của
thực tiễn đối với lý luận: Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn -> lý luận
khoa học. Còn nếu lý luận không xuất từ thực tiễn là lý luận suông. Vì thế lý
luận phải xuất phát từ thực tiễn mới là lý luận khoa học.
-
Vai trò quan trọng của
lý luận đối với thực tiễn: Thực tiễn phải có sự hướng dẫn của lý luận thì thực
tiễn mới hoàn thành được mục tiêu. Nếu thực tiễn không có sự hướng dẫn của lý
luận thì thực tiễn đó là lý luận mù quáng.
Câu 4: Trình bày nội
dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng quy luật này vào thực tiễn nước ta
hiện nay.
4.1
Khái niệm triết học:
Triết học là hệ thống những quan điểm, quan niệm chung nhất
của con người về thế giới “tự nhiên, xã hội”. Và về vị trí, vai trò của con người
đối với thế giới.
4.2
Nội dung cơ bản của quy luật:
Vị trí của quy
luật: Quy luật cơ bản nhất và quan trọng nhất của toàn bộ lịch
sử loài người nó quyết định sự vận động và phát triển của lịch sử.
4.2.1
Các khái niệm phản ánh trong quy luật
-
Phương thức sản xuất
là cách thức sản xuất ra của cải vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định(
theo Mác)
-
Lực lượng sản xuất biểu
hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên diễn ra trong quá trình sản xuất
vật chất. nó thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người
-
Quan hệ sản xuất là
quan hệ giữa người với người diễn ra trong quá trình SXVC.
-
Trình độ của LLSX là
trình độ của người lao động, của công cụ lao động, của đối tượng lao động đã
qua chế biến.
4.2.2
Sự vận động của quy luật ( mối quan
hệ biện chứng giữa LLSX và QH SX)
4.2.3
Vai trò quyết định của LLSX – QH SX:
-
Trong quá trình SXVC
1 nhu cầu có tính chất tất yếu khách quan là người lao động muốn thường xuyên
giảm nhẹ lao động của mình và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Muốn vậy người
lao động phải thường xuyên cải tiến công cụ lao động của mình và khi công cụ
lao động được cải tiến thì kinh nghiệm và thói quen của người lao động thay đổi
và chính sự tác động qua lại giữa người lao động với công cụ lao động làm cho
LLSX trở thành yếu tố đồng nhất và cách mạng nhất trong phương thức sản xuất.
Vd: việc sản xuất ra máy móc càng cho lao động nhẹ nhàng
hơn, và năng suất lao động ngày càng tăng.
-
Trong sự vận động của
PTSX lúc đầu LLSX và QHSX là phù hợp với nhau. Càng về sau LLSX càng vận động
nhanh hơn, QHSX càng vận động chậm hơn. Từ đó hình thành mâu thuẫn giữa LLSX mới
với QHSX cũ lỗi thời và khi mâu thuẫn lên đến đỉnh cao LLSX mới sẽ gạt bỏ QHSX
cũ lỗi thời để hình thành QHSX mới phù hợp với LLSX mới. điều đó cũng có nghĩa
là 1 PTSX cũ mất đi thì 1 PTSX mới hình thành. Và cứ như thế dưới sự tác động
quyết định của LLSX lịch sử xã hội loài người cần tự trải qua 5 PTSX từ thấp đến
cao đó là:
·
Công xã nguyên thủy
·
Chiếm hữu nô lệ
·
Phong kiến
·
Tư bản chủ nghĩa
·
Cộng sản chủ nghĩa
Vd: trong
xã hội TBCN LLSX mang tính xã hội hóa rất cao, QHSX mang tính sở hữu tư nhân tư
bản CN. Từ đó hình thành về kinh tế mâu thuẫn giữa LLSX xã hội hóa cao với QHSX
tư nhân tư bản chủ nghĩa. Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh cao thì cách mạng vô sản nổ
ra xóa bỏ QHSX tư nhân, tư bản chủ nghĩa -> hình thành quan hệ sản xuất mới
là QHSX XHCN phù hợp với LLSX mang tính xã hội hóa cao.
-
Trên thực tế trên có một số quốc gia có thể
bỏ qua một vài ptsx để đi lên những ptsx mới cao hơn.
Vd:
như VN : đi từ nguyên thủy, bỏ qua chiếm hưu nô lê, trải qua phong kiến phản
phong, bỏ qua tư bản chủ nghĩa, tiếp tục đi lên CNXH.
1.2.2
Sự tác
động trở lại của QHSX với LLSX
-
Diễn ra theo 2 khuynh hướng chung đó là:
có thể thúc đẩy sự phát triển của LLSX và cũng có thể kiềm hãm sự phát triển của
LLSX.
·
Khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất nó có ý nghĩa thúc đẩy và mở đường cho LLSX
phát triển.
·
Ngược lại, QHSX lỗi thời không phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự
phát triển của LLSX.
-
Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với
LLSX còn ít nhiều phụ thuộc vào giai cấp thống trị. Sự phụ thuộc này thể hiện
trong quan hệ về mặt lợi ích, giữa lợi ích của giai cấp thống trị với lợi ích
chung của toàn bộ xã hội. Nếu như lợi ích của GC thống trị về cơ bản phù hợp với
lợi ích chung của toàn xã hội, thì GC thống trị có sự tác động tích cực thúc đẩy
sự phát triển của LLSX. Còn lợi ích của GC thống trị về cơ bản mâu thuẫn có
tính chất đối kháng với lợi ích chung của toàn bộ xã hội, thì GC thống trị tác
động kìm hãm sự phát triển của LLSX.
-
Sở dĩ QHSX có vai trò như vậy với LLSX là
vì
·
QHSX quy định mục đích của nền sản xuất (
dựa trên sở hưu lực lượng sản xuất)
·
QHSX quy định hình thức, tổ chức quản lý sản
xuất
·
QHSX quy định cách thức và quy mô phân phối
sản phẩm và tổng hợp lại tất cả những điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ
của người lao động. Thái độ tích cực sẽ thúc đẩy phát triển LLSX và ngược lại
là tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
2.
Vận dụng
quy luật vào thực tiễn
Để từng bước QHSX
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đảng ta chủ
trương sử dụng kinh tế hàng háo nhiều thành phần vận hành với cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nhằm phát huy mọi tiềm năng
các thành phần kinh tế, phat triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở
kinh tế xã hội chủ nghĩa từng bước xã hội hóa, xã hội chủ nghĩa.Trong đó kinh tế
nhà nước bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển của nền kinh tế nước ta hiện nay.
1.
Phương
pháp tư duy nào đúng nhất?
TL: Chủ nghĩa duy vật
biện chứng
2. Lê Nin định nghĩa vật chất như thế nào?
TL: Vật chất là một
phạm trù TH dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác.
3. Theo triết học Mác-Lê Nin, vật chất là gì?
TL: Vật chất là một phạm trù TH dùng để chỉ thực tại
khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
4. Định nghĩa vật chất của Lê Nin viết trong tác
phẩm nào?
TL: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
5.
Phương thức
sàn xuất gồm những yếu tố nào?
TL: Lực lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất
6.
“Chúng ta
không tắm trên cùng một dòng sông” là câu nói của ai?
TL: Heraclit
7. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự xuất hiện
giai cấp?
sự xuất hiện chế độ tư hữu
8. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự mâu thuẫn
giai cấp?
TL: từ sự phát triển mang
tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất
9. Sự phân chia giai cấp xuất hiện vào giai đoạn
nào?
TL: chế độ chiếm hữu nô nệ
10. Vai trò cơ bản của triết học Mác-Lê Nin?
11. Quan hệ sản xuất?
12. Hình thái KTXH là gì?
TL: Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan
hệ sản xuất đặc
trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực
lượng sản xuất, và với
một kiến
trúc thượng tầng tương ứng
được xây dựng trên những quan
hệ sản xuất đó.
13. Quy luật KTXH là gì?
14. Phương thức KTXH là gì?
15. Sáng kiến của Lê Nin là gi?
16. Bản chất con người gồm những yếu tố nào?
17. Giai cấp nào không có hệ tư tưởng riêng?
TL: Giai cấp nông dân
18. Giai cấp nào đánh bại chủ nghĩa TBCN?
TL: Giai cấp công nhân
19. Cách viết, hình thái KTXH nào là đúng?
TL: Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa
20. Hình dạng xoáy ốc biểu hiện điều gì?
TL: tính kế thừa, lặp lại, phát triển, thể hiện tính vô tận
của sự phát triển từ thấp -> cao
21. Quan điểm về phép biện chứng về … ra sao?
(câu này không nhớ)
22. Đối tượng triết học có thay đổi trong lịch sử
hay ko?
TL: Có
23. Nhà triết học nào cho Lửa là nguyện tố của thế
giới và thuộc trường phái nào?
TL: Heracolit, duy vật
24. Nhà triết học nào cho Nước là nguyện tố của
thế giới và thuộc trường phái nào?
TL: Talet, duy vật
25. Nhà triết học nào cho Không khí là nguyện tố
của thế giới và thuộc trường phái nào?
TL: Anaximen, duy vật
26. Nhà triết học nào cho Nguyên tử là nguyện tố
của thế giới và thuộc trường phái nào?
TL: Đecrocrit, duy vật
27. Quy luật phủ định thể hiện nội dung gì của
duy vật?( cái này học trong tài liệu)
28. Cống hiến của Mác đối với triết học là gì?
TL:
Tham gia lật đổ xã hội tư sản.
-Tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại.
-Đem đến cho giai cấp vô sản ý thức và địa vị của giai cấp mình.
-Tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại.
-Đem đến cho giai cấp vô sản ý thức và địa vị của giai cấp mình.
[Mac-LeNin] On tap chinh tri tong hop Triet Hoc P2
Reviewed by Nguyen Nam
on
1/15/2015
Rating:
Không có nhận xét nào: